Mương Oxy hóa
Mương oxy hóa (OD) xử lý nước thải nhiễm chất hữu cơ và dinh dưỡng cao.
Tổng quan
Đối với một số loại nước thải như nước thải cao su, thủy sản nhiễm chất hữu cơ (COD, BOD hay TOC) và chất dinh dưỡng (T-N hay T-P) cao, mương oxy hóa được lựa chọn như một công nghệ đơn giản để có thể xử lý đồng thời chất hữu cơ và dinh dưỡng.
Mương oxy hóa thường được xây hình oval, ở hai đầu bể có tấm hướng dòng. Mương oxy hóa là biến thể của bể bùn hoạt tính thông thường nhưng có các vùng thiếu khí và hiếu khí với thời gian lưu nước và lưu bùn dài. Việc cung cấp khí cho bể thông thường sử dụng máy khuấy trộn bề mặt. Trong một số trường hợp, việc lắp đặt máy khuấy trộn chìm hay máy thổi khí có thể áp dụng.
Nước thải trước khi vào mương oxy hóa thường được loại bỏ rác và cát bởi song chắn rác và bể lắng cát. Sau khi xử lý ở mương oxy hóa, bể lắng 2 cần được sử dụng để lắng bùn sinh học và tuần hoàn bùn. Có thể áp dụng thêm bể lọc cát nếu yêu cầu loại bỏ SS cao.
Các ưu, nhược điểm của Mương Oxy hóa
+ Ưu điểm
– Chi phí vận hành thấp do sử dụng ít điện năng so với bể bùn hoạt tính thông thường;
– Độ tin cậy, tính an toàn cao, ít bị shock cho bùn sinh học;
– Bùn sinh ra ít hơn bể bùn hoạt tính thông thường do thời gian lưu dài;
– Có thể xử lý đồng thời chất hữu cơ và dinh dưỡng.
+ Nhược điểm
– Yêu cầu diện tích đất lớn nên chỉ phù hợp với các vùng nông thôn có giá trị đất rẻ.