Menu
*** Công ty Sài Gòn Xanh chuyên tư vấn thiết kế, thi công, chuyển giao công nghệ xử lý nước, nước thải, khí thải, rác thải, tư vấn môi trường và phân tích thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường.                                      Saigon EnviGreen specializes in design, construction and installation, technology transfer on water, wastewater engineering, air pollution control, solid waste, environmental consulting and laboratory analysis of environmental parameters. 
The process of granting hazardous waste management documents of DON

1. Yêu cầu:

Sau khi Chủ nguồn thải được Sở Tài nguyên và Môi trường cấpSổ đăng ký chủ quản lý chất thải nguy hại (CTNH), chủ nguồn thải được cấp ngay một (01) cuốn chứng từ CTNH và khi sử dụng hết sẽ phải đăng ký để được cấp cuốn chứng từ CTNH mới tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Việc quản lý chứng từ nhằm xác nhận việc chuyển giao trách nhiệm giữa Chủ nguồn thải và Chủ vận chuyển, Chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH; Quản lý việc lưu giữ, xử lý thông tin, dữ liệu, kiểm tra giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Thủ tục gồm:

– Đơn đăng ký cấp chứng từ CTNH (theo mẫu do Sở Tài nguyên và môi trường qui định).

– Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp (bản photo).

– Cuốn chứng từ chất thải nguy hại (cũ) đã sử dụng hết chứng từ chuyển giao được Sở Tài nguyên và môi trường cấp gần nhất (trường hợp cấp chứng từ chất thải nguy hại cho lần tiếp theo).

3. Hình thức tiếp nhận hồ sơ

+ Hồ sơ đăng ký cấp chứng từ CTNH:

– Chủ nguồn thải nộp hồ sơ đăng ký cấp chứng từ chất thải nguy hại tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tại Sở Tài nguyên và môi trường.

– Thời gian xem xét cấp Chứng từ trong vòng 2 ngày.

+ Tiếp nhận liên 6 từ chủ nguồn thải

– Chủ nguồn thải có thể gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện liên 6. Nơi nhận Phòng quản lý chất thải rắn – Sở Tài nguyên và Môi trường.

Lưu ý:

– Chủ nguồn thải CTNH xuất một bộ Chứng từ CTNH (gồm 6 liên) mỗi khi thực hiện một lần chuyển giao CTNH cho chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ. Chủ nguồn thải có trách nhiệm bảo đảm chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ kê khai và xác nhận vào Chứng từ khi có chuyển giao CTNH và khi đã hoàn thành xử lý, tiêu huỷ CTNH.

– Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm yêu cầu, nhắc nhở Chủ vận chuyển, Chủ xử lý, tiêu hủy CTNH để đảm bảo nhận lại liên 5 (từ chủ vận chuyển) và liên 6 (từ chủ xử lý, tiêu huỷ). Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chuyển giao CTNH cho chủ vận chuyển, nếu không nhận được liên 5 và liên 6 của Chứng từ chất thải nguy hại từ Chủ xử lý, tiêu huỷ thì phải có trách nhiệm báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường để có biện pháp theo dõi, xử lý.

– Chủ nguồn thải lưu liên 1 & liên 5 và gửi liên 6 cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được liên 5, liên 6 từ chủ xử lý, tiêu huỷ cuối cùng.

4. Qui trình thực hiện cấp:

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp chứng từ chất thải nguy hại:

– Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ tiếp nhận

– Thời gian:

+ Sáng : Từ 8 giờ đến 11 giờ 30

+ Chiều : 13 giờ 30 đến 16 giờ 30

Xem xét cấp chứng từ CTNH (Phòng Quản lý chất thải rắn thực hiện)

Bước 1. Văn thư đến:

– Tiếp nhận hồ sơ

– Chuyển Lãnh đạo (phân công Cán bộ phụ trách quận/huyện xem xét cấp).

– Vào Sổ Theo dõi.

– Thời gian ½ ngày.

Bước 2. Cán bộ xem xét cấp chứng từ chất thải nguy hại:

+ Điều kiện đủ được cấp chứng từ CTNH:

– Đã nhận đủ liên 6 từ chủ nguồn thải so với chứng từ đã cấp.

+ Trường hợp từ chối cấp chứng từ:

– Chưa nhận đủ liên 6 so với chứng từ đã cấp.

+ Báo cáo Lãnh đạo phòng:

– Chứng từ ghi không đúng, chưa gửi đủ liên 6 cho Sở Tài nguyên và Môi trường, hoặc các vấn đề khác.

– Có văn bản đề nghị, yêu cầu (nếu cần thiết) được sự đồng ý của Lãnh đạo phòng.

– Thời gian: 1 ngày.

Bước 3. Văn thư phòng chuyển hồ sơ ra bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ:

– Thời gian:

+ Sáng 10 giờ đến 11 giờ

+ Chiều 3 giờ đến 4 giờ

Gồm:

+ Chứng từ cấp cho chủ nguồn thải được đóng dấu giáp lai của Sở lên mỗi bộ chứng từ (6 liên).

+ Sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại của Chủ nguồn thải.

+ Cuốn chứng từ cũ (trường hợp cấp cho các lần tiếp theo).

– Vào Sổ theo dõi.

– Ký nhận

Thời gian: ½ ngày

Bước 4. Lưu hồ sơ:

– Lưu theo trình tự hồ sơ, theo từng đơn vị và có file lưu riêng (cán bộ phụ trách địa bàn chịu trách nhiệm theo dõi, lưu, báo cáo).

Tổng cộng thời gian qui trình thực hiện: 2 ngày làm việc

5. Qui trình tiếp nhận liên 6 từ chủ nguồn thải

Bước 1: Văn thư đến:

– Tiếp nhận liên 6 từ chủ nguồn thải.

– Chuyển Cán bộ phụ trách quận/ huyện hoặc cán bộ được lãnh đạo phòng phân công theo dõi.

Cán bộ phụ trách quận/huyện hoặc cán bộ trực tiếp theo dõi:

Bước 2: Kiểm tra sự kê khai, ký xác nhận đầy đủ của chứng từ theo qui định tại thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006.

Bước 3: Báo cáo Lãnh đạo phòng trường hợp chứng từ chất thải nguy hại không xác nhận đầy đủ hoặc không hợp lệ.

Bước 4: Ra văn bản yêu cầu chủ nguồn thải phải điều chỉnh, khắc phục hoặc có biện pháp xử lý,… và trình Lãnh đạo phòng ký xác nhận.

Bước 5: Nhập dữ liệu vào máy lưu trữ, theo dõi và lưu chứng từ CTNH vào hồ sơ của từng chủ nguồn thải trong tủ hồ sơ.

Bước 6: 3 tháng thực hiện 1 lần.

+ Đối chiếu, So sánh thành phần, số lượng chất thải nguy hại chuyển giao từ chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại.

+ Đề xuất các giải pháp xử lý đối với trường hợp thành phần, số lượng chuyển giao chất thải nguy hại giữa chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ không thống nhất với nhau.

Đánh giá